Hãng xe lớn nhất của Đức và lớn thứ hai thế giới (sau Toyota của Nhật) vừa khánh thành một nhà máy tái chế nhằm thu hồi nguyên liệu thô từ những khối pin xe điện đã hoàn toàn cạn kiệt để sản xuất pin mới.

Trên thực tế, Volvo, Nissan, Renault,... và một số tên tuổi khác trong ngành ô-tô đã tận dụng pin xe điện cũ (bị chai) theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn lắp đặt trên các trạm sạc đường phố hoặc lưu trữ gia đình. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của những thiết bị này thường đạt khoảng 8 – 10 năm trước khi cạn kiệt tới mức không còn có thể cấp điện được nữa.

Nhà máy ở Salzgitter (phía Tây Nam Hạ Saxony, Đức) của Volkswagen ra đời để khắc phục tình trạng đó, với công suất ban đầu đạt 3600 hệ thống [pin]/năm và sẽ được nâng dần theo nhu cầu thị trường.

.

Bên trong nhà máy sản xuất pin xe điện tái chế củaVolkswagen.

Công nhân tại đây sẽ sử dụng máy móc để xả kiệt các khối pin rồi tháo dỡ chúng, nghiền thành hạt và sấy khô. Quy trình này sẽ giúp hãng thu được nhiều thành phần nguyên liệu thô như đồng, nhôm, lithium, mangan, coban, than chì (graphite),... cực kỳ cần thiết cho việc sản xuất pin mới.

.

Công nhân thực hiện các bước tháo dỡ các khối pin.

.

Công nhân đang kiểm tra dung lượng và xạc xả pin.

“Qua nghiên cứu, chúng tôi biết pin tái chế cũng đạt được hiệu suất không hề thua kém pin mới. Trong tương lai, chúng tôi dự kiến sẽ sản xuất một lượng lớn cell pin của mình bằng vật liệu tái chế,” Mark Möller – trưởng nhóm phát triển công nghệ xe điện tại VW – cho biết.